Thi công không tái lập mặt đường
Hàng loạt ngân hàng đã giảm lãi suất gần đây. Chẳng hạn, ABBANK giảm lãi suất 0,1% ở các kỳ hạn từ 2 - 60 tháng, dao động từ 3,2 - 5,2%/năm. OCB cũng giảm từ 0,05 - 0,25%/năm, xuống còn 3,9 - 5,9%/năm. Ngân hàng số Vikki giảm 0,1 - 0,5% các kỳ hạn từ 1 đến 15 tháng đối với tiền gửi online và tại quầy, dao động từ 3,9 - 5,9%/năm. MBV giảm 0,2% ở các kỳ hạn từ 1 - 3 và 18 - 36 tháng đối với tiền gửi online và tiền gửi tại quầy.Trong 3 tuần qua, Eximbank đã 6 lần giảm lãi suất đối với một số chương trình huy động vốn như "Gửi dài an tâm" giảm 0,6 - 0,8% lãi suất các kỳ hạn 15 - 36 tháng; tiền gửi tiết kiệm giảm 0,1 - 0,2% các kỳ hạn 12 - 24 tháng đối với khách hàng thường và giảm 0,2% các kỳ hạn 6 - 12 tháng đối với khách hàng trên 50 tuổi; đối với tiền gửi online giảm 0,1% các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 0,2 - 0,8% đối với các kỳ hạn từ 6 - 36 tháng… Ngoài ra còn có các ngân hàng khác giảm lãi huy động như NCB, Nam A Bank, VPBank…Trong đợt giảm lãi huy động lần này còn có ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV với mức điều chỉnh đi xuống 0,1%. Tại BIDV, lãi suất huy động từ kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng còn 1,6 - 3%/năm; còn Vietcombank huy động từ 1,6 - 2,9%/năm… Trong đợt này có 18 ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động.Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất tiền đồng giảm 0,2 - 0,5% so với đầu tháng. Ngày 18.3, lãi suất tiền đồng kỳ hạn qua đêm xuống còn 4,18%/năm, 1 tuần còn 4,35%/năm, 2 tuần còn 4,31%/năm, 1 tháng 4,49%/năm, 3 tháng còn 4,66%/năm… Hoạt động bơm tiền từ Ngân hàng Nhà nước vẫn diễn ra liên tục trên thị trường mở nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các nhà băng. Ngày 19.3, 3 thành viên đã trúng thầu khối lượng hơn 1.844 tỉ đồng ở kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 4%/năm.
Hồ Ngọc Hà diện trang sức nửa tỷ đọ sắc cùng sao Việt trong outfit bó sát
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp.Theo Bộ Nội vụ, chính sách, chế độ đối với chuyên gia cao cấp được ban hành qua nhiều giai đoạn, chưa được sửa đổi, hoàn thiện.Từ năm 2004 đến nay, chỉ thực hiện chế độ tiền lương (bảng lương chuyên gia cao cấp có 3 bậc, từ 8,80; 9,40; 10,00), phụ cấp phục vụ, chăm sóc sức khỏe, các chế độ khác không còn áp dụng, chưa có chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ chuyên gia cao cấp đáp ứng yêu cầu, nhất là những người làm việc ngoài khu vực công, các chuyên gia giỏi, nhà khoa học có uy tín ở nước ngoài.Từ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn nêu trên, Bộ Nội vụ cho rằng, việc ban hành nghị định này là cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng chính sách vượt trội đối với chuyên gia cao cấp tại các cơ quan tham mưu ở T.Ư.Về chế độ tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức khi bổ nhiệm chức danh chuyên gia cao cấp được hưởng các chính sách tiền lương sau:Được xếp lương theo quy định tại bảng lương chuyên gia cao cấp ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.Được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 150% mức lương hiện hưởng (bao gồm: mức tiền lương theo hệ số lương chuyên gia cao cấp và các khoản phụ cấp lương theo quy định của pháp luật). Phụ cấp tăng thêm không dùng để tính đóng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế.Được nâng bậc lương trước thời hạn hoặc nâng lương vượt một bậc nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.Đối với người làm việc ngoài hệ thống chính trị hoặc người đã nghỉ hưu, không thuộc biên chế của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị (bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài) được bổ nhiệm chức danh chuyên gia cao cấp áp dụng các chính sách sau:Được hưởng mức tiền lương theo thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương bậc 1 chuyên gia cao cấp cộng với phụ cấp tăng thêm.Được tăng lương theo thỏa thuận nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền công nhận.Về điều kiện làm việc, chuyên gia cao cấp được bố trí, nhân lực, vật lực, trang thiết bị, phương tiện làm việc để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trường hợp cần thiết được đầu tư nguồn lực, các trang thiết bị đặc biệt để thực hiện các nội dung của chương trình, đề án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học đã được cấp có thẩm quyền đánh giá là khả thi, đề nghị áp dụng trong thực tiễn.Được chi trả toàn bộ chi phí theo định mức áp dụng đối với chức danh bộ trưởng khi đi công tác, hội thảo ở trong và nước ngoài nếu có liên quan trực tiếp tới việc chủ trì thực hiện chương trình, đề án, nhiệm vụ khoa học được giao mà cấp có thẩm quyền cử. Được hưởng các ưu đãi khác theo thỏa thuận với cơ quan sử dụng chuyên gia cao cấp theo quy định của pháp luật.Về nhà ở, chuyên gia cao cấp được ưu tiên thuê nhà công vụ theo định mức áp dụng đối với chức danh bộ trưởng hoặc vay tiền mua nhà để ở, tự xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà để ở theo bảo lãnh của cơ quan sử dụng chuyên gia cao cấp từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi theo quy định của Chính phủ. Được bố trí nhà ở công vụ theo quy định của cấp có thẩm quyền nếu có đóng góp quan trọng cho quốc gia.Chính sách về nghỉ dưỡng, chuyên gia cao cấp được bố trí kỳ nghỉ dưỡng 7 ngày trong nước cùng gia đình (không quá 5 người). Cơ quan sử dụng có trách nhiệm bố trí và chi trả cho kỳ nghỉ dưỡng hằng năm đối với chuyên gia cao cấp theo quy định.Được cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện đơn giản hóa giấy tờ và cấp thị thực, giấy cư trú, giấy phép lao động tại Việt Nam. Thành viên gia đình của chuyên gia cao cấp (bao gồm cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi dưới 18 tuổi) được chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tạo điều kiện, hỗ trợ về thủ tục khi tìm kiếm việc làm và tuyển sinh, học tập tại các cơ sở giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.Chuyên gia cao cấp và thành viên gia đình được cấp thị thực nhiều lần hoặc thẻ tạm trú với thời hạn tương ứng với thời gian ký kết hợp đồng lao động với cơ quan tham mưu ở T.Ư theo quy định tại dự thảo Nghị định.Kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp được bố trí từ kinh phí ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.
Làm gì để được du học New Zealand miễn phí?
Tối 2.3, mạng xã hội lan truyền thông tin kèm nhiều clip, hình ảnh cho thấy nhóm người "quây" xe buýt, hành hung tài xế.Cụ thể, trang Facebook "Xe Buýt Quyết Thắng Nha Trang" đăng tải 4 clip (thời lượng lần lượt 1 phút 59 giây, 1 phút 24 giây, 13 giây, 18 giây) cùng 4 hình ảnh, kèm nội dung cho thấy vụ việc xảy ra tại địa bàn xã Ninh Thọ và xã Ninh An, TX.Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.Nội dung thông tin đăng tải thể hiện, khoảng 15 giờ 30 ngày 2.3, xe buýt BS 79B-026.51 của Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang lưu thông trên quốc lộ 1. Khi đến đoạn qua P.Ninh Đa (TX.Ninh Hòa) thì bị một người đàn ông chạy xe máy mang BS tỉnh Khánh Hòa vượt lên chặn đường. Người đàn ông chạy xe máy lúc này không đội mũ bảo hiểm, sau khi dừng xe liền bước xuống chỉ tay về phía xe buýt. Khoảng 20 phút sau, xe buýt di chuyển đến khu vực trước Trạm CSGT Ninh Hòa (Phòng CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa), thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thì dừng lại. Người đàn ông nêu trên đồng thời xuất hiện cùng vài người khác. Khi nam tài xế xe buýt vừa bước xuống, nhóm người này to tiếng rồi lao vào hành hung. Phụ xe buýt đi cùng vội chạy xuống can ngăn. Nhóm người này sau đó quay sang đập phá xe buýt rồi mới bỏ đi.Trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang xác nhận sự việc xảy ra chiều cùng ngày. Đồng thời cho biết sẽ trình báo sự việc tới cơ quan công an vào sáng mai (3.3), cùng với đó đưa nam tài xế đi kiểm tra sức khỏe.Theo đại diện công ty, khi xe buýt BS 79B-026.51 đang lưu thông trên đường còn bị người đàn ông dùng vật cứng ném vào kính xe. Vụ việc gây hoang mang cho hành khách trên xe buýt và gây mất trật tự an toàn giao thông.Khu vực tài xế xe buýt bị hành hung trước Trạm CSGT Ninh Hòa. Lúc này tài xế bước xuống xe để trình báo cơ quan công an thì bị các đối tượng lao vào hành hung. Đại diện Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang cũng thông tin rằng đã trao đổi với nam tài xế, xác nhận không quen biết và không có xích mích với nhóm người này. Nam tài xế sau khi bị hành hung có dấu hiệu mệt mỏi nên được cho về nghỉ.
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Địa lý tự nhiên Việt Nam
Ngày 3.2, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết trong kỳ nghỉ tết vừa qua, các khu du lịch và bãi tắm đã đón lượng khách đến vui chơi, tắm biển trên địa bàn khá đông. Các huyện, thị xã và thành phố đều chuẩn bị các sự kiện và lực lượng đón tiếp chu đáo lượng khách đến tham quan và nghỉ dưỡng.Trong đó, tình hình an ninh trật tự, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm đảm bảo; giá cả các dịch vụ trên địa bàn ổn định, không có tình trạng nâng giá, ép giá, tranh giành, chèo kéo khách du lịch; không có tai nạn đuối nước xảy ra.Tổng lượt khách tham quan du lịch, giải trí, lưu trú tại các khách sạn, khu du lich, bãi tắm trên địa bàn tỉnh từ ngày 29.1 - 2.2 gần 774.000 (tăng hơn 13% so với năm 2024). Trong đó, khách lưu trú gần 376.000 lượt, riêng khách quốc tế hơn 25.000 lượt. Doanh thu đạt gần 750 tỉ đồng.UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin kỳ nghỉ tết năm nay, lượt khách và doanh thu du lịch tập trung cao nhất tại H.Xuyên Mộc với hơn 300.000 lượt khách, doanh thu đạt trên 330 tỉ đồng.Theo đánh giá của lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, du khách đến địa phương này đông là do TP.Vũng Tàu bị ảnh hưởng bởi khu vực Bãi Sau đang thi công và nhiều doanh nghiệp du lịch ở H.Xuyên Mộc thực hiện nhiều hoạt động check-in; vui chơi giải trí phục vụ du khách…Sau tết, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo triển khai ngay từ đầu năm các dự án đầu tư công, bảo đảm hoàn thành theo kế hoạch năm 2025, đặc biệt là các dự án trọng điểm. Trong đó, thông xe kỹ thuật dự án thành phần 3 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 trước ngày 30.4

Khởi động Giải đấu eSport Liên Quân Mobile Báo Thanh Niên mở rộng
Từ thủ môn U.21 Báo Thanh Niên tới HLV bóng đá sinh viên siêu 'ngầu'
Ngày 6.2, thông tin từ Sở GTVT Quảng Trị cho biết, sau thời gian tạm ngừng nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe do lỗi phần mềm, đến nay người dân đã có thể nộp hồ sơ trở lại sau khi lỗi đã được khắc phục.Theo ghi nhận, từ 7 giờ 30 sáng nay (6.2), tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Trị, bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở GTVT đã tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại bằng lái xe.Ông Trần Trung Thông, Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết, sau khi được sự hướng dẫn, hỗ trợ khắc phục kỹ thuật của Cục Đường bộ Việt Nam, vào chiều 5.2 đã xử lý khắc phục được các lỗi hệ thống phần mềm in giấy phép lái xe."Ban đầu bị lỗi phần mềm, phần mềm được nâng cấp rồi thì bị sang phần in. Cán bộ Cục Đường bộ Việt Nam đã hướng dẫn từ xa để hỗ trợ khắc phục, chiều 5.2 thì khắc phục hoàn toàn nên chúng tôi đã thông báo tiếp nhận hồ sơ trở lại", ông Thông nói.Trước đó Thanh Niên đã thông tin, Sở GTVT tỉnh Quảng Trị xác nhận, từ ngày 3.2 đã tạm dừng tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe với lý do bị lỗi ở hệ thống phần mềm quản lý.Cụ thể, do lỗi phần mềm quản lý, khi chọn in bằng lái xe có thời hạn thì phần mềm lại in ra bằng lái không có thời hạn và ngược lại. Thêm lỗi khác là khi chọn in 1 bằng lái xe hạng A thì lại in ra cả bằng lái ô tô và không có thời hạn; khi chọn in đổi bằng lái xe C1 thì lại ra kết quả bằng lái xe hạng B. Sau khi phát hiện các lỗi trên, Sở GTVT tỉnh Quảng Trị đã cử cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trực tiếp liên hệ Cục Đường bộ Việt Nam để xử lý.
Khám phá Alicudi, hòn đảo hoang sơ thơ mộng bậc nhất ở Ý
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.
thabet
Trao đổi với Thanh Niên Online ngày 12.1, ông Nguyễn Thanh Huy - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn Taekwondo Việt Nam (VTF) cho biết, VTF vừa nhận được đơn tố cáo của ông N.T.H ngụ P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng về việc con mình, bé N.T.N.M bị HLV đánh đập khi tập luyện taekwondo. Đơn tố cáo cụ thể như sau (nguyên văn): "Con trai tôi đã học tập và rèn luyện từ ngày 1.12.2023 đến 10.1.2025 tại CLB SEUNG RI TAEKWONDO TEAM (Mã Câu lạc bộ: CLB_00349; Địa chỉ: Số 151/1 đường Hồ Nguyên Trừng, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) do ông Nguyễn Văn Kin làm HLV trưởng đồng thời là chủ nhiệm CLB. Tối ngày 9.1.2025 tôi đón cháu từ địa điểm học võ của CLB (Số 151/1 đường Hồ Nguyên Trừng, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) về đến nhà thì cháu nói bị HLV trưởng CLB Nguyễn Văn Kin dùng roi tre đánh vào hai bắp đùi của cháu và trợ lý HLV tên là Quý dùng sống của mốt tập (đùi gà) đánh vào mông, vào ngực cháu trong khi cháu đang ở tư thế nằm nghiêng (tập động tác đá chân), đau quá cháu nhổm dậy thì bị Quý dùng gót chân đạp thẳng vào lưng, cháu nằm chẹp bẹp. Tôi liền dùng điện thoại chụp ảnh tất cả các vết tích trên cơ thể cháu (có địa điểm và thời gian cụ thể trên từng bức ảnh) và báo cho đường dây nóng thành phố Đà Nẵng về việc xâm phạm nghiêm trọng thân thể trẻ em. Đồng thời tôi đưa cháu đến công an phường Khuê Trung để làm việc, công an phường Khuê Trung hướng dẫn tôi đưa cháu đi khám tại bệnh viện để kiểm tra thương tích. Sau khi khám xong, tôi đưa cháu quay lại công an phường Khuê Trung và họ đã lấy lời khai chi tiết của cháu, tại bệnh viện cũng như trong lúc làm việc cháu liên tục nói đau mông quá với điều tra viên. Tôi đã cung cấp số điện thoại của HLV Nguyễn Văn Kin theo yêu cầu của công an và họ đã gọi HLV Nguyễn Văn Kin và trợ lý HLV Quý đến làm việc. Sáng 10.1.2025 cháu nói cả đêm con không ngủ được, đau ê ẩm toàn thân, đặc biệt là phần mông. Từ đó đến nay cháu bị khủng hoảng tâm lý trầm trọng, luôn lo sợ bị HLV và trợ lý HLV đánh đập khi đi học võ lại, lo sợ đi học trên trường bị các võ sinh học tại CLB này đánh khi ba làm rõ mọi chuyện, lo sợ sẽ bị đánh khi gặp lại HLV và trợ lý HLV tại công an phường Khuê Trung sắp đến. Tôi phải liên tục an ủi và động viên cháu đồng thời đã chuyển cháu đến học tập và rèn luyện tại CLB khác. Tối ngày 10.1.2025 tôi kiểm tra lại cơ thể cháu thì thấy trên lưng cháu vết bị đạp bằng gót chân vào vẫn còn, tôi đã chụp ảnh lại. Tôi đã từng chứng kiến nhiều lần tại địa điểm cũ của CLB (Số 88A đường Huy Cận, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) HLV Nguyễn Văn Kin và các trợ lý HLV dùng roi tre lấy từ cán chổi hoặc ống nước bằng nhựa đánh võ sinh khi võ sinh tập sai động tác, cấp đai thấp thì bị đánh nhẹ hơn cấp đai cao, trong đó có con tôi. Tôi đã từng góp ý với HLV, dạy mà dùng roi như vậy là phản cảm, phản sư phạm và xâm phạm thân thể trẻ em mà HLV không tiếp thu. Con tôi đi học về thường nói với mẹ là con bị thầy Kin đánh roi đau quá, hầu như buổi tập nào cũng đánh roi, hầu hết võ sinh đều bị đánh. Mẹ cháu yêu cầu tôi chuyển CLB mà do tôi chần chừ, cả nể nên cháu mới bị đánh như vậy. Việc đánh đập dã man đứa trẻ không có khả năng tự vệ và đặc biệt ở tư thế nằm nghiêng sấp là hành vi vô nhân tính, côn đồ của HLV Nguyễn Văn Kin và trợ lý HLV Quý, họ đã chà đạp lên nhân phẩm và xâm phạm nghiêm trọng đến thân thể trẻ em. Kính đề nghị Lãnh đạo Liên đoàn Teakwondo Việt Nam và Ban Kiểm tra Liên đoàn Taekwondo Việt Nam VTF cần loại bỏ vĩnh viễn CLB này cũng như HLV Nguyễn Văn Kin cùng trợ lý HLV Quý ra khỏi hơi thở, nhịp sống của Teakwondo Việt Nam, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh cho các HLV Teakwondo trên toàn quốc không được đối xử thô bạo, đánh đập, chà đạp lên nhân phẩm võ sinh mà đặc biệt là trẻ em".Ông N.T.H chia sẻ thêm: "Trước đây con tôi học võ Teakwondo tại CLB An Hải Bắc (Đà Nẵng) với thầy Thiên (võ sư, 5 đẳng, thầy đã mất) và trợ lý HLV Lê Tuấn Vũ, thời gian học khoảng hơn 5 năm (kể cả thời gian dịch bệnh) và đạt đai đen 1 đẳng. Sau đó gia đình chuyển nhà nên tôi đưa cháu đến học tại CLB Seung Ri từ ngày 1.12.2023 đến nay, cháu đạt đai đen 2 đẳng. Cháu là đứa trẻ hiền lành, ngoan, nhỏ con. Tôi rất bức xúc khi cháu bị đánh dã man như vậy chỉ vì cháu thực hiện động tác võ không chuẩn, trợ lý HLV đánh cháu dã man cũng là đai đen 2 đẳng.Ông Nguyễn Thanh Huy cho biết Ban kiểm tra và Ban truyền thông VTF đã vào cuộc, đang trao đổi, làm việc với các bên liên quan để tìm hiểu rõ và có biện pháp xử lý.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư